QUY TRÌNH THI CÔNG MÓNG BĂNG 1 PHƯƠNG
Khái niệm móng băng là gì?
Móng băng sử dụng phổ biến trong thi công nhà phố, biệt thự. Bài viết cung cấp thông tin cần thiết về loại móng này giúp bạn có kinh nghiệm giám sát căn nhà của mình. Đặc biệt bạn sẽ biết được ưu nhược điểm cũng như phạm vi áp dụng cho móng băng.
Móng băng là gì?
Móng băng là móng có hình dạng là một dải trải dài theo các phương của căn nhà. Móng băng trải dài theo phương ngắn của nhà gọi là băng 1 phương, móng băng trải dài theo cả hai phương của nhà gọi là băng 2 phương.
Nhờ ưu điểm chịu tải trọng cơ bản nên thường được sử dụng phổ biến cho nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự…, nhà từ 1 – 3 tầng trên nền đất tốt.
2. Ưu điểm và nhược điểm của móng băng:
Ưu điểm:
Được sử dụng phổ biến và chịu được tải trọng lớn hơn móng đơn. Khi không dùng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.
Tải trọng công trình truyền xuống nền móng đều hơn do đó sẽ giảm được sự lún lệch trong móng.
Tiết kiệm được chi phí so với móng cọc khoảng 20 – 40%.
Móng băng sử dụng tốt cho các công trình không quá lớn trên nền đất xấu.
Nhược điểm:
Móng băng là loại móng nông, chiều sâu chôn móng hạn chế từ 1.5 – 2m nên ảnh hưởng đến tính ổn định, tính chống lật và chống trượt của hệ móng.
Đất yếu, đất có mùn thì không sử dụng móng băng. Sức chịu tải của móng băng phụ thuộc lớp đất dưới đáy móng, do đó thi công cần đầm nén lớp đất dưới đáy móng thật kỹ.
Móng băng KHÔNG THỂ sử dụng cho công trình có tầng hầm. Mà được thay thế bởi móng bè vì tính hiệu quả kinh tế và giải pháp kết cấu.
Móng cọc là sự lựa chọn cần thiết khi không dùng được móng băng.
3. Cấu tạo và kích thước móng băng:
- Lớp đất đầm chặt dưới đáy móng
- Lớp bê tông lót dày 10cm bảo vệ móng
- Cấu tạo móng băng: gồm dầm móng băng liên kết với cánh móng.
-
Kích thước CÁNH MÓNG BĂNG phổ thông: rộng (90 – 140) cm, cao (30 – 35) cm
-
Kích thước DẦM MÓNG BĂNG phổ thông: rộng 30 cm, cao (50 – 80) cm